Chính chủ cần Cho thuê nhà mới đẹp gần hồ tại địa chỉ Ngách 908/20 Tổ 1 Tập Thể 664, Xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội -Diện tích : 60m2
Thanh Trì là một huyện ngoại thành nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Vị trí địa lý
Huyện Thanh Trì nằm ở phía nam ngoại thành của thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía nam. Huyện có vị trí địa lý:
Dân số năm 2019 là 274.347 người. 8% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Hành chính
Huyện Thanh Trì có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Văn Điển (huyện lỵ) và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ.
Đường phố
Điều kiện tự nhiên
Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam.
Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng nhất là khu Đồng Trì (xã Tứ Hiệp). Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì (chữ Hán: 青池) và tên cổ Thanh Đàm (青潭) có nghĩa "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện. Do kỵ húy vua Lê Thế Tông nên đổi thành Thanh Trì.
Lịch sử
Là một vùng đất cổ nằm ở phía nam kinh đô, Thanh Trì có bề dày phát triển và truyền thống văn hóa đặc sắc. Bên cạnh hệ thống văn vật phong phú còn lưu giữ được với 56 cụm di tích và di tích, 2 tượng đài, đài tưởng niệm được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng, văn hoá nghệ thuật, nơi đây còn là quê hương của rất nhiều danh nhân văn hóa đất nước và cũng là nơi nổi tiếng với nhiều sản vật nức tiếng xưa nay.
Theo dấu lịch sử, từ xa xưa, vùng đất này có tên là Long Đàm (đầm Rồng). Thế kỷ X, sứ quân Nguyễn Siêu chiếm đóng Tây Phù Liệt, khai khẩn đất hoang tạo nên một thế lực quân sự mạnh và phát triển thành một trong 12 sứ quân. Đến thời thuộc Minh, không muốn dân chúng nhớ lại tên Thăng Long, chính quyền phong kiến phương Bắc đã đổi tên kinh đô nước Việt thành Đông Quan và Long Đàm cũng bị đổi theo thành Thanh Đàm (đầm nước trong) thuộc châu Phúc Yên. Sang thời Lê Thế Tông (1573 - 1591), để kiêng húy tên vua, vùng đất này được đổi tên lần nữa thành Thanh Trì và tên gọi này được sử dụng đến tận ngày nay.
Trước năm 1945, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông gồm có các tổng: Thanh Trì, Hoàng Mai, Vĩnh Ninh, Nam Phù, Thịnh Liệt (Sét), Cổ Điển, Vạn Phúc, Vân La, Khương Đình, Ninh Xá.
Thời gian 1949-1954, 2 huyện Thanh Trì và Thanh Oai nằm trong quận Văn Điển của thành phố Hà Nội do chính quyền Quốc gia Việt Nam lập ra. Năm 1956, 2 huyện này được trả về tỉnh Hà Đông và sau đó là tỉnh Hà Tây
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Thanh Trì được sáp nhập vào Hà Nội (trừ 4 xã: Liên Ninh, Việt Hưng (Ngọc Hồi), Đại Thanh (Tả Thanh Oai), Thanh Hưng (Đại Áng) nhập vào huyện Thường Tín; 4: xã Hữu Hòa, Kiến Hưng, Cự Khê, Mỹ Hưng nhập vào huyện Thanh Oai). Ngày 31 tháng 5 năm 1961, lập huyện Thanh Trì mới trên cơ sở hợp nhất huyện Thanh Trì cũ và quận VII cũ, gồm thị trấn Văn Điển và 21 xã: Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Khương Đình, Lĩnh Nam, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, 4 xã: Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai của huyện Thường Tín và xã Hữu Hòa của huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình sáp nhập vào huyện Thanh Trì. Từ đó, huyện Thanh Trì có thị trấn Văn Điển và 26 xã: Đại Áng, Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Hữu Hòa, Khương Đình, Liên Ninh, Lĩnh Nam, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở.
Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển xã Hoàng Văn Thụ về quận Hai Bà Trưng quản lý, đồng thời chuyển thành phường Hoàng Văn Thụ.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, tách xã Khương Đình cùng với một phần của quận Đống Đa (gồm 5 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, một phần 2 phường Nguyễn Trãi và Khương Thượng) và xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm để thành lập quận Thanh Xuân, khi đó diện tích tự nhiên của huyện Thanh Trì là 9.791 ha (97,91 km²), gồm 24 xã: Đại Áng, Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hữu Hòa, Liên Ninh, Lĩnh Nam, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở và 1 thị trấn Văn Điển.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, tách 9 xã: Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Yên Sở, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú và 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp cùng với 5 phường của quận Hai Bà Trưng là: Tương Mai, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ để thành lập quận Hoàng Mai.
Sau khi chia tách, huyện Thanh Trì còn lại 6.317,27 ha diện tích tự nhiên với dân số 147.788 người (2003), gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ; xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì còn lại 412,20 ha và 9.584 người. Như vậy, huyện Thanh Trì hiện nay gần tương ứng với huyện Thanh Trì cũ trước năm 1961 (trừ hai xã Cự Khê và Mỹ Hưng nay thuộc huyện Thanh Oai, Kiến Hưng nay thuộc Hà Đông, một phần trước thuộc xã Tứ Hiệp nay thuộc quận Hoàng Mai).
Kinh tế
Thanh Trì là mảnh đất có nhiều sản vật giá trị như: vải tiến làng Quang (xã Thanh Liệt), nghề dệt quai thao Triều Khúc, sơn vẽ Đông Phù, mây tre Vạn Phúc, bánh chưng Tranh Khúc, rượu hoa cúc Yên Ngưu, làm bánh kẹo Nội Am, làm chìa khóa Tương Chúc.
Trên địa bàn huyện Thanh Trì đã và đang hình thành một số khu đô thị lớn như: khu đô thị Đại Thanh thuộc xã Tả Thanh Oai, khu đô thị Cầu Bươu thuộc xã Tân Triều, khu đô thị Hồng Hà Park City, khu đô thị Tây Nam Kim Giang, khu đô thị Tân Triều, khu đô thị Ngọc Hồi, khu đô thị và chung cư Tứ Hiệp,...
Cơ sở giáo dục, nghiên cứu
Dưới đại học
Các trường đại học, cao đẳng
Cơ quan
Ngân hàng
Trung tâm mua sắm
Bệnh viện
Công trình thủy
Hai công trình trên là hai công trình đầu mối của hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội ra sông Nhuệ, sông Đáy và sông Hồng.
Giao thông
Hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống xe buýt
Điểm đầu cuối và trung chuyển
Di tích lịch sử
Làng nghề
Là một huyện giáp ranh nội thành dân cư đông đúc rất thuận lợi cho các làng nghề ở đây phát triển đặc biệt là nhóm chế biến lương thực, thực phẩm. Thanh Trì có 7 làng nghề được công nhận gồm 4 làng nghề truyền thống, 3 làng nghề. Riêng nhóm chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản có 4 làng (bánh chưng, kẹo, nấu rượu, miến, bánh đa). Ngoài ra, huyện còn có nhiều làng có nghề khác riêng các làng có nghề như mây tre đan, sơn mài đang mai một dần. Các làng nghề truyền thống và làng nghề mới, nghề phụ như:
Đặc điểm bất động sản:
Diện tích đất: | 60m2 |
Diện tích sử dụng: | 50m2 |
Mặt tiền: | m |
Địa chỉ: | 16, Ngách 908/20 Kim Giang, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì, Hà Nội |
Thông tin sản phẩm
Diện tích đất: 60 m2
Diện tích sử dụng: 50 m2
Số phòng ngủ: 2
Số phòng WC: 1
Hiện trạng: Mới
Chính sách bán hàng & chiết khấu