Hỏi đáp/ tư vấn
22/10 2024

Ủy quyền bằng lời nói có được không? Điều kiện có hiệu lực là gì?

  • 460
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Thông thường, khi thực hiện bất cứ một giao dịch nào, các bên sẽ lựa chọn việc ký kết hợp đồng để đảm bảo “giấy trắng mực đen” và một trong số đó là hợp đồng uỷ quyền. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, vậy nếu uỷ quyền bằng lời nói có được không?

1. Có được uỷ quyền bằng lời nói không?

Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận của các bên mà trong đó:

- Bên uỷ quyền có thể sẽ phải trả thù lao cho bên nhận uỷ quyền nếu các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

- Bên nhận uỷ quyền sẽ thay mặt, nhân danh bên uỷ quyền thực hiện “thay” công việc, giao dịch, hợp đồng, thoả thuận cho bên uỷ quyền với người thứ ba.

Do đó, hợp đồng uỷ quyền được coi là một giao dịch dân sự và hình thức của giao dịch dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự là bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Bởi vậy, hợp đồng uỷ quyền hoàn toàn có thể được thể hiện bằng lời nói. Tuy nhiên, nếu luật quy định việc uỷ quyền phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì các bên phải thực hiện theo quy định này của luật.

Nói tóm lại, nếu luật không có quy định khác thì hợp đồng uỷ quyền của các bên hoàn toàn có quyền được lập bằng lời nói. Và điều kiện để hợp đồng uỷ quyền bằng lời nói có hiệu lực được nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015:

- Về chủ thể giao kết hợp đồng uỷ quyền: Có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập và hoàn toàn tự nguyện tham gia vào việc giao kết hợp đồng uỷ quyền.

- Mục đích và nội dung của hợp đồng uỷ quyền không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

  • Nếu pháp luật yêu cầu hợp đồng uỷ quyền bằng văn bản hoặc hình thức của hợp đồng uỷ quyền là điều kiện có hiệu lực thì phải thực hiện theo quy định đó.

2. Uỷ quyền lại bằng lời nói có được không?

Ngoài việc uỷ quyền bằng lời nói thì có không ít người thắc mắc về vấn đề uỷ quyền lại bằng lời nói có được không? Về việc này, Điều 564 Bộ luật Dân sự có quy định như sau:

Điều 564. Ủy quyền lại

[…]

3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Theo quy định này, việc uỷ quyền lại chỉ có thể được sử dụng hình thức bằng lời nói nếu hợp đồng uỷ quyền ban đầu cũng được thể hiện bằng hình thức đó. Ngoài ra, để được uỷ quyền lại, người uỷ quyền cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Được bên uỷ quyền ban đầu đồng ý.

- Do sự kiện bất khả kháng mà nếu không thực hiện việc uỷ quyền tiếp cho người khác thì việc xác lập, thực hiện giao dịch theo hợp đồng uỷ quyền ban đầu vì lợi ích của người uỷ quyền không thực hiện được.

- Khi thực hiện uỷ quyền lại, phạm vi uỷ quyền trong trường hợp uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.

3. Trường hợp ủy quyền phải lập thành văn bản

Hiện việc yêu cầu hợp đồng uỷ quyền phải lập bằng văn bản được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong đó, có thể kể đến một trong các trường hợp sau đây:

 

https://luatvietnam.vn/

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

Hải Phòng yêu cầu kiểm tra công tác quản lý, vận hành chung cư thuộc tài sản công

  • 12/11/2024

Cưỡng chế nhà không phép của gia đình 1 giám đốc ngân hàng

  • 12/11/2024

Hà Nội: Đang đấu giá đất Hoài Đức bớt "nóng", kỳ vọng giá không quá 100 triệu đồng/m2

  • 11/11/2024

Vĩnh Phúc chỉ tên 15 dự án chậm triển khai

  • 11/11/2024

Hà Nội sắp có 3 toà nhà ở xã hội cho thuê; tồn kho bất động sản ‘phình to’

  • 11/11/2024