BÁN TRANG TRẠI NGHỈ DƯỠNG PHÚ XUYÊN - THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI

  • Xã Vân Tảo, Huyện Thường Tín, Hà Nội,
  • 23/07/2024
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Website số 1 về bất động sản chính chủ mua bán - cho thuê - sang nhượng
Website số 1 về bất động sản chính chủ mua bán - cho thuê - sang nhượng

Bán trang trại nghỉ dưỡng Phú Xuyên - Thường Tín, Hà Nội
- Diện tích 13.000m² Có sẵn nhà ở, hồ cá Koi, vườn Tùng.
- Phù hợp làm trang trại nghỉ dưỡng , kho xưởng , hồ câu
- Giá có thương lượng cho người thiện chí, sử dụng đúng mục đích.
- Hỗ trợ các thủ tục, pháp lý, xây dựng, tư vấn tậm tâm.
- Liên hệ ngay Hotline 0925121868 - 0943346523 để được phục vụ quý khách hàng.

Thường Tín là một huyện ngoại thành nằm ở phía nam thành phố Hà NộiViệt Nam.

Địa lý

Huyện Thường Tín nằm ở phía nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 16 km, có vị trí địa lý:

Huyện có diện tích: 127,59 km², dân số năm 2021 là 262.222 người.

Dân tộc: Đa số là người Kinh.

Tôn giáo: Phật giáoThiên Chúa giáoTin Lành. 6% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Đa phần diện tích huyện là đồng bằng, được bồi đắp bởi hai 2 dòng sông chính là sông Hồng và sông Nhuệ.

Lịch sử

Thường Tín nguyên là tên của một phủ thuộc Trấn Sơn Nam từ thời Lê đến thời nhà Nguyễn. Thời đó Phủ Thường Tín thuộc tỉnh Hà Nội, sau thuộc tỉnh Hà Đông. Phủ Thường Tín bấy giờ bao gồm các huyện: Thanh Trì, Thượng Phúc (là Thường Tín ngày nay), Phú Xuyên.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây (do hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây), gồm 32 xã: Chương Dương, Đại Áng, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Ninh, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Ngọc Hồi, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tả Thanh Oai, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo và Văn Tự.

Ngày 29 tháng 12 năm 1975, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình (do hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình).

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 4 xã ở phía bắc huyện Thường Tín là: Đại Áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi và Tả Thanh Oai được sáp nhập vào huyện Thanh Trì. Huyện Thường Tín còn lại 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo và Văn Tự.

Ngày 19 tháng 3 năm 1988, thành lập thị trấn Thường Tín trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Văn Bình, Văn Phú và Hà Hồi.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Thường Tín trở lại thuộc tỉnh Hà Tây[6] và đến ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Thường Tín được sáp nhập về thủ đô Hà Nội theo nghị quyết của Quốc hội Việt Nam. Huyện Thường Tín bao gồm 1 thị trấn và 28 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Hành chính

Huyện Thường Tín có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thường Tín (huyện lỵ) và 28 xã: Chương DươngDũng TiếnDuyên TháiHà HồiHiền GiangHòa BìnhKhánh HàHồng VânLê LợiLiên PhươngMinh CườngNghiêm XuyênNguyễn TrãiNhị KhêNinh SởQuất ĐộngTân MinhThắng LợiThống NhấtThư PhúTiền PhongTô HiệuTự NhiênVạn ĐiểmVăn BìnhVăn PhúVăn TựVân Tảo.

Kinh tế - xã hội

  • Công nghiệp - xây dựng: 53,4%
  • Thương mại dịch vụ: 32,5%
  • Nông nghiệp: 14,1%

Hiện nay huyện có nhiều công trình, dự án đầu tư như:

  • Khu công nghiệp phía bắc Thường Tín (chưa đầu tư).
  • Khu công nghiệp Hà Bình Phương nằm ở khu vực các xã: Hà Hồi, Văn Bình và Liên Phương.
  • Khu công nghiệp Phụng Hiệp nằm ở vị trí 4 xã: xã Thắng Lợi, xã Dũng Tiến, xã Tô Hiệu, xã Nghiêm Xuyên.
  • Cụm công nghiệp Quất Động nằm trên địa bàn xã Quất Động.
  • Cụm công nghiệp Duyên Thái nằm ở xã Duyên Thái, liền kề Quốc lộ 1 và cụm công nghiệp Liên Phương ở đội 7, xã Liên Phương.
  • Cụm công nghiệp làng nghề: Vạn Điểm (mộc), cụm công nghiệp làng nghề Duyên Thái (sơn mài); Cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan (Ninh Sở), cụm công nghiệp làng nghề Tiền Phong (bông len), cụm công nghiệp làng nghề mộc Văn Tự.
  • Nhà máy bia Việt Nam có địa chỉ tại đường tỉnh lộ 427B, xã Vân Tảo, chuyên sản xuất các loại bia ngoại: Heineken, Tiger, ...

Giáo dục

Huyện có:

  • Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Trường Cao đẳng Truyền hình
  • Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ Bách Khoa (CTECH)
  • Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật và Công nghệ (CS1)
  • Trường THPT Thường Tín
  • Trường THPT Nguyễn Trãi - Thường Tín
  • Trường THPT Lý Tử Tấn
  • Trường THPT Vân Tảo
  • Trường THPT Tô Hiệu - Thường Tín
  • Trường THPT Phùng Hưng
  • 30 trường THCSː THCS Thường Tín (nay là THCS Nguyễn Trãi A), Thị trấn Thường Tín, Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo, Văn Tự, Tiểu học và THCS Thăng Long.
  • 29 trường tiểu họcː Thị trấn Thường Tín, Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Vạn Điểm, Văn Phú, Vân Tảo, Văn Tự, Tiểu học và THCS Thăng Long.

Y tế

  • Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín
  • Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (xã Hòa Bình)
  • Viện Giám định Pháp Y tâm thần Trung ương (xã Hòa Bình)

Huyện hiện nay có các trung tâm y tế, trung tâm dân số và bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín hàng năm chữa trị cho hàng vạn người trong huyện cũng như các địa phương lân cận. Ngoài ra 100% các trung tâm y tế xã trong huyện đã có các bác sĩ khám, chữa bệnh.

Văn hóa

Huyện có 126 làng cổ, hiện thời được phân thành 169 thôn, cụm dân cư, tổ dân phố tại 28 xã và 1 thị trấn. Được thừa hưởng truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc của vùng ven đô. Trong các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, vùng đất này có nhiều dấu ấn đi vào lịch sử.

Huyện đã có nhiều di chỉ khảo cổ học của thời ký đồ đá mới, thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Tình cờ, trong quá trình sản xuất người dân xã Thắng Lợi đã tìm được những hiện vật gồm 21 rìu đá được chế tác khá tinh xảo trong một ngôi mộ bên dòng sông Kim Ngưu. Cách đó 3 km, họ đào được nhiều mộ thuyền tương tự như các hiện vật tại di chỉ xã Châu Can huyện Phú Xuyên chứa đựng các đồ tùy táng bằng đồng: mũ, lá chắn, giáo, tên... Tất cả đã được Bảo tàng tỉnh đưa về bảo quản và trưng bày.

Nhiều địa danh đã được sử sách ghi lại như Chương Dương Độ, diễn ra trận chiến 1285 của nhà Trần dẫn đến chiến thắng cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Nguyên. Hà Hồi nơi mở màn chiến thắng giặc Mãn Thanh của vua Quang Trung trên đường tiến đánh thành Thăng Long.

Huyện là vùng đất khoa bảng. Trong danh sách ghi tên những người đỗ tiến sĩ qua các Triều đại phong kiến, Thường Tín là huyện đứng đầu về con số đăng khoa (gần 70 người). Nhiều dòng họ, nhiều gia đình nối đời đỗ đạt, điển hình là họ Vũ làng Ba Lăng thuộc xã Dũng Tiến được coi là đất học với nhiều người học rộng tài cao. Họ Ngô ở Nghiêm Xá (Nghiêm Xuyên) với 3 cha con cùng đỗ đại khoa. Họ Từ ở làng Khê Hồi xã Hà Hồi được gọi là "Họ Tiến sĩ" vì có đông người đỗ khoa bảng. Gia đình Nguyễn Phi Khanh làng Nhị Khê, cả cha và con đều đỗ Thái Học Sinh năm 1400 (tương đương Tiến sĩ), sau này Nguyễn Trãi với tài văn võ song toàn đã có công lớn trong việc giúp Lê Lợi đánh thắng nhà Minh. Sáu trăm năm sau ngày sinh, Nguyễn Trãi được UNESCO đưa vào danh sách những nhân vật kiệt xuất nhất của lịch sử nhân loại là Danh nhân văn hoá thế giới.

Trong hệ thống các di tích cổ, toàn huyện có 385 điểm được Nhà nước Việt Nam xếp hạng gần 100 điểm, một số điểm được đề nghị xếp hạng đặc biệt như: Chùa Đậu thuộc xã Nguyễn Trãi, nơi lưu giữ di hài theo phương thức "Tượng táng" như cách gọi của GS-TS Nguyễn Lân Cường; chùa Mui xã Tô Hiệu, một cụm kiến trúc còn khá nguyên bản cuối thế kỷ 14; đền thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê, ... Về di sản văn hóa phi vật thể, huyện còn lưu giữ nhiều tục ngữ, dân ca địa phương, các sinh hoạt lễ hội các tích trò cổ: kéo lửa nấu cơm thi Từ Vân xã Lê Lợi, các cuộc thi võ cổ truyền, hát trống quân...

Chùa Mui

Huyện đã triển khai Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, thực thiện nếp sống văn minh trong nếp sống xã hội như cưới, tang, hội hè, và các lễ thức khác. Đã có 78% số hộ đạt Gia đình văn hoá, 58 làng đạt danh hiệu Làng văn hoá, 58 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp văn hoá.

Vùng đất được coi là đất tổ của nghề thêu nay là Quất Động. Từ xa xưa hàng thêu ở Quất Động chủ yếu phục vụ các tầng lớp giàu sang quý tộc, đền chùa và phường tuồng. Kỹ thuật cũng đơn giản quanh quẩn nhuộm có 5 màu chỉ: vàng, đỏ, xanh, lục, tím. Ngày nay hàng thêu ngoài mục đích sử dụng còn mang tính nghệ thuật. Ngày càng có thêm nhiều nguyên liệu, vật liệu như xa tanh, chỉ tơ, thuốc nhuộm nhiều màu, kỹ thuật tinh xảo. Từ những mặt hàng thêu phổ biến như gối, áo, khăn... đến những hàng tinh xảo hơn như tranh chân dung, tranh bản...

Di tích lịch sử

Thường Tín thực sự là một vùng quê tươi đẹp với những di tích lịch sử nổi tiếng là:

  • Đình An Lãng ở xã Văn Tự, Thường Tín Hà NộiThờ Vua Lê Đại Hành và các hoàng tử con vua.
  • Đền Vĩnh Mộ ở xã Nguyễn Trãi, Thường Tín Hà Nộithờ Hiển Ứng Linh Chương Tôn Thần thời 12 sứ quân, là vị tướng nhà Đinh có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân.[8]
  • Chùa Đại Minh (Thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái)
  • Đền Thờ Nguyễn Trãiở xã Nhị Khê
  • Chùa Đậuở xã Nguyễn Trãi
  • Đình thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên bên dòng sông Hồng)
  • Chùa Mui (xã Tô Hiệu)
  • Đình Nghiêm Xá - Nghiêm Xuyên
  • Cụm di tích đình chùa Liễu Viên - Nghiêm Xuyên
  • Đình Cống Xuyên - Nghiêm Xuyên
  • Đền Đông Bộ Đầu (xã Thống Nhất)
  • Đình Là (Xã Tân Minh)
  • Lăng đá Quận Vân(xã Vân Tảo)
  • Đình và chùa Xâm Động (xã Vân Tảo)
  • [9]Bến và Đền, chùa Chương Dương (xã Chương Dương)
  • Khu đền Lộ, Xâm Dương, đền Sở, đền Dầm, đình chùa đền, lăng Bồ Tát Ninh Xá (xã Ninh Sở)
  • Đền, chùa, đình Văn Trai, Yên Phú (xã Văn Phú)
  • Đình Đan Nhiễm (xã Khánh Hà)
  • Đình Thượng Cung, Ngọc Động (xã Tiền Phong)
  • Chùa Pháp Vân(thôn Văn Giáp, xã Văn Bình)

 

  • Đình Bình Vọng, Chùa Văn Hội (xã Văn Bình)
  • Đình Vĩnh Lộc, Phú Mỹ (xã Thư Phú)
  • Đình Tự Nhiên, Bãi Nổi sông Hồng nơi Chử Đồng Tửgặp Tiên Dung...
  • Khu tưởng niệm Nguyễn Trãi, Ao Huê, Trại Ổi, nhà bia Bãi Sếu... (xã Nhị Khê)
  • Cụm di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa: Thôn Đống Chanh - xã Minh Cường

Giao thông

Thường Tín có hệ thống đường giao thông thuận lợi với hai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là Quốc lộ 1 dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 17 km. Chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La (xã Hồng Vân) đến thị trấn Thường Tín và kết thúc ở huyện Thanh Oai. Dự kiến sẽ xây cầu Mễ Sở nối với huyện Văn Giang của tỉnh Hưng Yên nằm trên đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội.

Trên Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 3 nhà ga là ga Thường Tínga Chợ Tía và ga Vạn Điểm (tên khác là ga Đỗ Xá).

Đường thủy có sông Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm. Qua sông đi Tứ DânKhoái Châu, Phố Nối và thành phố Hưng Yên.

Hiện nay, huyện Thường Tín đang đầu tư xây dựng khu đô thị Duyên Thái nằm ở phía bắc huyện, giáp ranh với xã Liên Ninh của huyện Thanh Trì.

 

Đánh giá bài viết!

Đặc điểm bất động sản:

Diện tích đất: 13000m2
Diện tích sử dụng: m2
Mặt tiền: m
Địa chỉ: Phú Xuyên, Thường Tín, Hà Nội
Pháp lý: Sổ đỏ chính chủ

Chính sách bán hàng & chiết khấu

  • Hỗ trợ khách hàng về thủ tục pháp lý
  • Thông tin đã được kiểm duyệt chính xác
  • Hỗ trợ khách hàng về các thủ tục ngân hàng
  • Tặng1 năm phí dịch vụ kể từ khi khách hàng là thành viên của ĐẤT VIỆT VÀNG
  • Hỗ trợ vận hành cho thuê cho dòng tiền thu nhập thụ động.