Đc: Hẻm 539 Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 15, Quận 10
Dt: 10m2
Lối đi riêng.
Toilet trong phòng được nấu ăn có máy lạnh xe để được 1 chiếc giờ giấc tự do.
Điện 4k
Đã có sổ
Liên hệ ngay số: 0966713233
Giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí địa lý của thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền Nam của đất nước Việt Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 1.730km tính theo đường bộ. Ngoài ra trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nằm cách bờ biển Đông khoảng 50 km theo đường chim bay, khoảng cách không quá xa.
Với vị trí là tâm điểm của Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Nhờ điều này mà thành phố đã giúp nối liền các tỉnh trong vùng và trở thành một cửa ngõ quốc tế cực kỳ quan trọng.
Về địa hình của thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Chính yếu tố đó đã tạo cho thành phố địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao của thành phố nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần của phía Tây Bắc, cao trung bình 10 đến 25m. Nằm xen kẽ với vùng địa hình cao này có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32m như: đồi Long Bình ở Thủ Đức,…
Còn vùng trũng của thành phố nằm ở phía tây nam và đông nam, có độ cao trung bình khoảng 1m, nơi thấp nhất có thể là 0.5m. Các khu vực trung tâm, một phần thành phố Thủ Đức, toàn bộ huyện Hóc Môn và Quận 12 có độ cao trung bình khoảng 5m đến 10m. Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở tọa độ có 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bình Dương, phía tây giáp với tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, phía đông giáp với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, phía nam giáp với biển Đông và tỉnh Tiền Giang
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất ở Việt nam xét về mặt dân số và quy mô đô thị hóa. Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 1/4/2009 thì dân số của thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km2. Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu, đăng ký thường trú thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục lớn tại đất nước Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương, thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội.
Khi giới thiệu về thành Phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn) ai cũng phải tự hào với một thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, sau đó được hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, bắt đầu đánh dấu cho sự ra đời của thành phố. Khi người Pháp tiến vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập.
Dần dần thành phố nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất của nước Việt Nam. Cùng với Phnom Penh của Campuchia, Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông, nổi bật nhất trong số những thuộc địa của thực dân Pháp. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn ở 1887 – 1901 (về sau Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra ngoài Hà Nội).
Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam – một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương, sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại miền Nam Việt Nam đã được chọn làm thủ đô với tên gọi chính thức Đô Thành Sài Gòn. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam.
Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM ), theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Là một trung tâm kinh tế – văn hóa – giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh luôn không ngừng phát triển, bứt phá mạnh mẽ và trở thành một trong những đại đô thị lớn nhất cả nước. Vậy thành phố Hồ Chí Minh cao bao nhiêu thành phố, bao nhiêu quận và bao nhiêu huyện, đó chắc cũng là câu hỏi của nhiều người. Nếu như xét về mặt hành chính thì thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 22 quận huyện, trong đó có 1 thành phố, 16 quận, 5 huyện.
Các thành phố, quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Thành phố Thủ Đức, Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Tân, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Huyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn và Huyện Nhà Bè. Thành phố Thủ Đức là thành phố đầu tiên và cũng là thành phố duy nhất thuộc đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
Đặc điểm bất động sản:
Diện tích đất: | 10m2 |
Diện tích sử dụng: | 10m2 |
Mặt tiền: | m |
Địa chỉ: | Hẻm 539 |
Pháp lý: | Đã có sổ |
Thông tin sản phẩm
Diện tích đất: 10 m2
Diện tích sử dụng: 10 m2
Hiện trạng: Mới
Pháp lý: Đã có sổ
Chính sách bán hàng & chiết khấu