M&A BẤT ĐỘNG SẢN SẼ TĂNG TRƯỞNG MẠNH MẼ KHI 3 BỘ LUẬT QUAN TRỌNG CÓ HIỆU LỰC TỪ 1/8
- 174
Thời gian gần đây khi thị trường bất động sản liên tục gặp khó khăn đã tạo cơ hội cho M&A bất động sản nở rộ. Những doanh nghiệp tên tuổi mới cũng bắt đầu tạo được sự chú ý khi theo đuổi chiến lược M&A dự án có pháp lý tốt từ những chủ đầu tư yếu về tài chính, sau đó dồn vốn triển khai xây dựng thành những đô thị khang trang tại nhiều thành phố lớn trên cả nước.
Đầu tiên phải kể đến loạt ông lớn ngoại đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam nhờ chiến lược M&A quỹ đất sạch như Capitaland, Gamuda, Keppel Land, Vina Capital…Chỉ trong vòng 3 năm vừa qua, số lượng các dự án được các doanh nghiệp ngoại M&A triển khai và ra mắt thị trường đã trải dài khắp nhiều khu vực cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TPHCM.
Không chỉ các doanh nghiệp vốn ngoại, hoạt động M&A của các doanh nghiệp trong nước cũng rất sôi động. Đơn cử như Tập đoàn An Gia vốn xuất phát điểm từ một doanh nghiệp môi giới nay đã trở thành nhà phát triển dự án nhờ chiến lược M&A, nhắm đến những khu đất quy mô lớn để triển khai các dự án phức hợp. Hay như Phát Đạt (PDR) cũng là một tên tuổi đáng chú ý trên thị trường M&A bất động sản.
Trong vài năm trở lại đây, thị trường ghi nhận nổi lên một tên tuổi M&A khá ấn tượng với hoạt động hợp tác phát triển loạt quỹ đất tư nhân dồi dào – KITA Group. Thông qua con đường M&A dự án sạch pháp lý, KITA Group đã hồi sinh Khu đô thị KITA Mega Smart City quy mô gần 150ha tại trung tâm thành phố Cần Thơ; dự án KITA Capital nằm trong quần thể KĐT Nam Thăng Long – Ciputra; Dự án TAX Resort rộng 58ha; Phân khu đô thị Hòa Lạc 8,2 ha (Hà Nội); Dự án Sukura Golf cao cấp (Hải Phòng)…
Mới đây, dự án KITA Capital do KITA Group phát triển đã chính thức được giới thiệu ra thị trường, thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng khi là một trong số ít dự án có sản phẩm thấp tại Hà Nội đã tầng hoàn thiện xây dựng và pháp lý, bàn giao sổ đỏ cho khách. Trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, khiến cho hầu hết dự án bị chậm tiến độ, thì KITA Capital được xem là một điểm sáng của thị trường, càng chứng minh cho hiệu quả thực sự của hoạt động M&A mà KITA Group triển khai trong thời gian qua.
Nhận định về xu hướng M&A bất động sản giai đoạn 2024-2025, lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản lớn tại Hà Nội đánh giá năm 2024 là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động liên kết hợp tác, đặc biệt là những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh. Nhiều dự án đã được chuyển nhượng âm thầm với giá thấp do thị trường rơi vào "vùng đáy", lợi thế thuộc về người có tiền.
"Năm 2024, khi 3 bộ Luật quan trọng của thị trường bất động sản là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, gỡ bỏ nhiều rào cản, khơi thông pháp lý các dự án thì thị trường có thể sẽ chứng kiến nhiều hơn các thương vụ sang tên đổi chủ với giá trị hàng triệu USD, thậm chí chục triệu USD", vị đại diện doanh nghiệp chia sẻ.
Báo cáo đánh giá thị trường bất động sản mới đây của Bộ Xây dựng cũng khẳng định trải qua giai đoạn khó khăn 2022-2023, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thành công trong việc tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và bắt đầu triển khai dự án mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức...
Trong bối cảnh này, chuyển nhượng tài sản (M&A) hoặc cổ phần là phương án duy nhất và cũng là "phao cứu sinh" của nhiều doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân hoạt động M&A bất động sản được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, trong giai đoạn cuối năm 2024-2025 khi các quy định về pháp luật đất đai dần được gỡ khó khi 3 Luật mới (Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, Luật Đất đai) chuẩn bị có hiệu lực thì hoạt động M&A dự án sẽ còn tiếp tục gia tăng.
Nhận định về hoạt động M&A bất động sản thời gian tới, Bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho biết, thị trường 2024 đang chứng kiến sự trở lại nhiều hơn của doanh nghiệp nội sau 2 năm tái cơ cấu. Theo đó, xu hướng năm nay sẽ là các doanh nghiệp nội giàu tiềm lực tiếp tục cuộc đua thâu tóm quỹ đất sạch, còn khối ngoại đẩy mạnh săn các dự án gặp khó về tài chính. "Đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư đã kiên nhẫn, chờ đợi thị trường và có chiến lược rõ ràng khi tham gia vào dự án", bà Trang cho biết.
Cũng theo Tổng giám đốc Cushman & Wakefield: "Khẩu vị đầu tư của các doanh nghiệp lúc này là dự án có quỹ đất sạch, chất lượng tốt, có giá trị thật, có quyền sở hữu hợp pháp, đền bù giải phóng hoàn chỉnh và có tiềm năng phát triển".
Cùng quan điểm với bà Trang, các chuyên gia cũng cho rằng M&A bất động sản hiện tại không chỉ đơn thuần là xu hướng thu gom tài sản tích trữ, mà trở thành giải pháp nâng cao nội lực, tăng sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, mục tiêu của các thương vụ cũng dần dịch chuyển từ "cạnh tranh, đối đầu" đến "đầu tư, hợp tác" nhằm tạo những giá trị cộng hưởng cùng phát triển.
Nói về M&A, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng: "Đây cũng là cách nhanh nhất đưa các sản phẩm bất động sản ra thị trường, giảm tình trạng khan hiếm nguồn cung, góp phần giảm giá nhà như lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ".
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!