Cẩm nang bất động sản
30/09 2024

Trước tình trạng đầu cơ và giá nhà đất tăng ‘bất thường’ Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế nhà đất thứ hai hoặc bỏ hoang, không sử dụng

  • 449
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Mới đây, Bộ Xây dựng đã đề xuất Văn phòng Chính phủ, đánh thuế người sở hữu nhiều bất động sản nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời.

Thực tế, từ đầu năm đến nay, tại Hà Nội, giá nhà, đất, các loại hình bất động sản "nhảy múa" liên tục. Không chỉ loại hình  chung cư, ngay cả giá nhà đất tại các khu vực như Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Bà Đình, Hoài Đức, Đông Anh... cũng tăng cao bất thường so với tình hình thị trường và nhu cầu ở thực của người dân.

Không chỉ có thế, một số phiên đấu giá đất huyện ven gần đây có giá trúng cao gấp nhiều lần khởi điểm đã và đang làm ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

Nói về nguyên nhân vì sao bất động sản tăng giá "bất thường" trong thời gian qua, trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết chính các hoạt động của hội nhóm đầu cơ, sàn giao dịch, môi giới và một số chủ đầu tư là một phần nguyên nhân đẩy giá  bất động sản, nhà ở thời gian qua.

Phân tích các phiên đấu giá có mức trúng trên trăm triệu một mét vuông, Bộ Xây dựng cho rằng nhiều hội nhóm đầu tư chuyên tham gia đấu giá rồi bán ngay để kiếm lời. Việc mua đi bán lại nhiều lô đất nhằm thu lợi bất chính diễn ra phổ biến, thậm chí mang tính tổ chức, làm tăng mặt bằng giá đất, nhà ở xung quanh.

Tại các dự án bất động sản, giá nhà ở bị một số sàn và môi giới đẩy lên cao để thu tiền chênh. Bộ Xây dựng cho biết chi phí hoa hồng các chủ đầu tư bỏ ra cho sàn giao dịch khoảng 3% giá bán. Tuy nhiên, bên sàn và môi giới thường "cộng thêm giá" khi giao dịch với khách hàng. Số tiền chênh này không cố định mà phụ thuộc sức nóng của thị trường, có thể 5-20% giá bán.

Giao dịch nhà ở thứ cấp cũng bị đẩy giá do hoạt động môi giới, trung gian. Theo cơ quan quản lý, một căn chung cư bán khoảng 5 tỷ đồng, môi giới có thể gửi giá thêm 200-300 triệu đồng tương đương 5%. Tương tự với căn liền kề giá khoảng 10 tỷ, mức cộng chênh lên đến 500 triệu đồng. Trong khi phí hoa hồng cho mỗi giao dịch thường chỉ 1% giá bán.

Vào giai đoạn thị trường sốt nóng, nhiều môi giới còn sử dụng chiêu bài đặt cọc mua nhà, đất ở của người bán rồi tăng giá 10-15% rồi tiếp tục rao bán. Ví dụ, căn chung cư có giá 5 tỷ đồng, môi giới chỉ cần cọc 1 tỷ để mua, thỏa thuận thanh toán trong một tháng. Trong thời gian này, môi giới kiếm khách để bán chênh thành 6-7 tỷ đồng.

Cùng đó, một số chủ đầu tư cũng góp phần đẩy  giá nhà ở bằng cách đưa ra giá chào bán cao, nâng mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn mức trung bình các dự án bất động sản. Tại khu vực chỉ có số ít, thậm chí một dự án mở bán, chủ đầu tư có thể nâng giá để thu lợi, do không có cạnh tranh và giá tham chiếu.

Để ngăn chặn tình trạng đầu cơ và giá nhà đất tăng bất thường, tại báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã đề xuất chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời. Bộ Tài chính được yêu cầu cùng nghiên cứu, tham mưu chính sách thuế với nhà đất thứ hai hoặc bỏ hoang, không sử dụng.

 

https://giadinh.suckhoedoisong.vn

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

Hải Phòng yêu cầu kiểm tra công tác quản lý, vận hành chung cư thuộc tài sản công

  • 12/11/2024

Cưỡng chế nhà không phép của gia đình 1 giám đốc ngân hàng

  • 12/11/2024

Hà Nội: Đang đấu giá đất Hoài Đức bớt "nóng", kỳ vọng giá không quá 100 triệu đồng/m2

  • 11/11/2024

Vĩnh Phúc chỉ tên 15 dự án chậm triển khai

  • 11/11/2024

Hà Nội sắp có 3 toà nhà ở xã hội cho thuê; tồn kho bất động sản ‘phình to’

  • 11/11/2024